SO SÁNH CÁC LOẠI KEO TITEBOND TẠI VIỆT NAM

so sanh keo titebond tại việt nam

keo titebond là một trong các dòng keo nổi tiếng sử dụng trong ngành nội thất gỗ. Keo được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất trong và ngoài trời. Sử dụng với cả đồ gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên. Keo titebond có nhiều loại khác nhau và được sử dụng cho các ứng dụng khác nhau. Rất nhiều đơn vị sử dụng keo titebond chủ yếu do truyền miệng và không được tư vấn kỹ thuật chính xác khi sử dụng, dẫn tới nhiều trường hợp không đạt kết quả như mong muốn hoặc sử dụng nhầm loại keo dẫn tới giá thành đắt. so sanh keo titebond như dưới đây sẽ cung cấp cho người sử dụng những điểm khác biệt chính giữa các loại keo titebond orginal, titebond II Premium và titebond III altimate.

so sanh keo titebond tại việt nam

Bảng so sánh 3 loại keo titebond

1, Độ bám dính của keo sau khi ghép (Streng)

Thông số thể hiện độ bám dính thể hiện ở cường độ kéo, Đơn vị là PSI, càng cao thì càng tốt. Rõ ràng độ bám dính của Altimate là lớn nhất 4,000 Psi, giảm từ premium 3,750 Psi đến Original 3,600 Psi. Nhưng sự khách biệt không thực sự lớn. Do đó, xét riêng độ chắc của 3 loại sau khi gắn kết lên sản phẩm là gần tương đương nhau.

2, thời gian mở (Open Times)

Đây là thời gian sau khi bô keo cần phải tiến hành ép ngay. Nếu không ép gỗ trong thời gian sau sau khi bôi keo thì keo sẽ bị khô và không thẻ ép dính được. so sanh keo titebond ta thấy Original và Premium giống nhau là 5 phút, trong khi Altimate gấp đôi là 10 phút. Như vậy, Altimate sẽ được sử dung với các ứng dụng ghép cần thời gian bôi lâu, sẽ tránh được tình trạng keo bị khô trước khi kịp ép.

3, Nhiệt độ thấp nhất có thể sử dụng keo (Chalk Temperature)

Đây là nhiệt độ môi trường và vật liệu thấp nhất mà keo có thể sử dụng bình thường được. Original (50F – 10C), Premium (55F-13C), Altimate (47F-8C). Như vậy keo Altimate có khả năng sử dụng ở nhiệt độ thấp hơn 2 loại còn lại.

4, Độ nhớt (Viscosity)

Không phải chính xác về mặt kỹ thuật nhưng theo cách diễn đạt thông thường có thể hiểu là độ đặc của keo. Độ đặc của Original và Premium thì gần như tương đương nhau (3400 cps và 3200 cps), Riêng Altimate thì đặc hơn hẳn 4,200 cps. Do đó, trong quá trình sử dung Altimate sử dụng sẽ không bị chảy hay loãng, có thể bôi trên mặt nghiên hay vào chốt.

5, sử dụng với đồ nội thất hay ngoại thất

Premium và Altimate sử dụng với cả đồ nội và ngoại thất. Riêng Origianl chỉ phù hợp với đồ nội thất.

Nhưng thông tin so sanh keo titebond trên là cơ bản nhất về 3 loại keo titebond. Ở việt nam, chỉ phổ biến loại Titebond Original và Titebond II premium, còn Titebond Altimate không phổ biến. Để được tư vấn tốt nhất, vui lòng liên hệ nhà cung cấp công ty thiên á hoặc nhà sản xuất keo titebond

Các tư vấn kỹ thuật liên quan:

Keo hạt dán cạnh màu nâu đen vàng trắng trong sử dụng khi nào?

Keo chống nước PUR là gì?

Cửa nhựa ABS là gì?

4 những suy nghĩ trên “SO SÁNH CÁC LOẠI KEO TITEBOND TẠI VIỆT NAM

    • Công ty Thiên Á nói:

      Keo này có thể ghép được gỗ lim hay các loại gỗ tự nhiên khác bạn nhé. Bạn có thể sử dụng loại titebond II Premium, Cần chú ý là gỗ ghép cần được sấy và tốt nhất nên có độ ẩm 12-13%. Thời gian ghép khoảng 3 tiếng (dùng vam hoặc cảo), sau đó để 24 tiếng để keo khô hoàn toàn. bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên lạc theo số hotline bên mình để được tư vấn chi tiết nhé

    • Công ty Thiên Á nói:

      các loại keo titebond hiện tại sử dung tại việt nam không chám được Probimang. anh/chị để lại sđt để bên em tư vấn sản phẩm phù hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.